Tất tần tật kinh nghiệm về chứng minh tài chính du học Mỹ
Tất tần tật kinh nghiệm về chứng minh tài chính du học Mỹ, 34960, Huyền Nguyễn, Dịch vụ Việt Mỹ
, 14/11/2016 12:06:23>> Những cái nhất sinh viên nhận được khi đi du học Mỹ
>> Giải đáp những thắc mắc thường gặp về du học Mỹ (P1)
>> Giải đáp những thắc mắc thường gặp về du học Mỹ (P2)
Mỹ đang là “bến đỗ du học” được phụ huynh và học sinh sinh viên Việt Nam hướng đến nhiều nhất. Tuy nhiên, quy định về thủ tục chứng mình tài chính du học Mỹ – Hoa Kỳ đối với sinh viên quốc tế không hề đơn giản. Những thông tin cập nhật dưới đây sẽ phần nào giúp quý vị giải quyết tốt mối bận tâm lớn này!
Những mẫu chứng từ bắt buộc:
- Giấy tờ bảo lãnh tài chính I-134
Chính phủ Mỹ quy định các trường Đại học phải xác định khả năng tài chính của những sinh viên quốc tế nhập học hoặc gia đình bảo trợ để đảm bảo cho việc học hành và sinh sống của họ ở Mỹ. Việc này phải được thực hiện trước khi đương đơn được cấp Mẫu I-20 hay Mẫu IAP-66 dành cho J-1 Visitor Exchange.
Đương đơn cần chuẩn bị Mẫu đơn I-20 này để được cấp chiếu kháng với tư cách sinh viên du học Mỹ (F-1 Student Visa) và để được cho phép nhập vào nước Mỹ. Trong trường hợp nếu bạn không nộp đủ giấy tờ chứng minh khả năng tài chính (Mẫu I-134), dù đương đơn hội đủ tiêu chuẩn học vấn và có thể đã được chấp thuận cho học thì bạn có thể bị lãnh sự quán từ chối cấp Mẫu I-20 hay IAP-66 như thường.
Ngược lại, cũng theo luật Mỹ, những sinh viên không được chấp nhận vào học cũng không được cấp những mẫu I-20 hay IAP-66. Do đó, hãy chắc rằng bạn hội đủ điều kiện học vấn và thực hiện đủ các khâu gởi hồ sơ học trình và văn bằng đến trường bạn chọn học theo đúng trình tự.
Lưu ý: Bạn có thể sẽ phải trình bộ giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của mình 2 hoặc 3 lần. Lần đầu với trường bạn chọn, lần sau với lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam. Cuối cùng bạn đừng quên trình một lần nữa cho nhân viên sở di trú, họ là người sẽ ra quyết định cuối cùng cho việc bạn có được chấp thuận vào nước Mỹ hay không.
- Mẫu đơn I-134
Mẫu đơn I-134 là chứng từ cam kết của n thân nhân đứng đơn cam đoan sẽ bảo trợ tài chính cho sinh viên trong suốt khoảng thời gian học du học Mỹ. Nếu người thân này hiện đang cư trú ở Mỹ thì I-134 này phải được thị thực chữ ký (notarized) tại Mỹ. Những trường hợp thân nhân ở ngoài nước Mỹ, mẫu đơn I-134 đươc yêu cầu là phải thị thực bởi Tòa Ðại sứ hay Tòa Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam.
Người đứng đơn phải cung cấp đầy đủ thông tin về lương bổng và nguồn tài trợ thông qua những giấy tờ sau đây:
- Chứng nhận của ngân hàng/ cơ quan tài chính mà người thân của đương đơn đang ký gởi ngân khoảng. Chứng nhận cần ghi rõ số dư trong tài khoản và thời gian ký gởi.
- Chứng nhận của công ty hoặc cơ quan người bảo trợ tài chính cho bạn đang làm việc về tình trạng công tác và mức lương căn bản của họ.
Lưu ý: Nếu có người thân làm nghề tự do ở Mỹ, đương đơn phải cung cấp thêm giấy thuế của 2 năm về trước. Về công trái phiếu (nếu có), bạn phải liệt kê các thông tin bao gồm số danh mục, loại và tên của người thừa hưởng.
Chứng minh tài chính du học Mỹ – Hoa Kỳ như thế nào?
Chứng minh tài chính thường gồm 2 phần: Bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị trang trải cho việc đi du học Mỹ và nguồn gốc minh bạch của số tiền đó.
1. Bằng chứng tài chính về số tiền bạn chuẩn bị trang trải cho việc du học:
- Sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng.
- Các tổ chức/ ngân hàng tại Việt Nam có cho vay tín dụng du học Mỹ như: ANZ, SACOMBANK, ACB, TECHCOMBANK…
- Khi xin thị thực du học, nếu có sử dụng các khoản tiền vay từ ngân hàng hoặc đang trong một hợp đồng tín dụng với bất kỳ tổ chức tài chính nào đó tại Việt Nam, đương đơn sẽ phải cung cấp thêm bằng chứng giải ngân từ hợp đồng vay/tín dụng đó. Khâu này sẽ rá soát lại sự đáp ứng của đương đơn với các yêu cầu về chứng minh tài chính.
2. Những giấy tờ cần nộp để chứng minh cho việc giải ngân như sau:
- Bản photo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất/ hoặc quyền sử dụng đất của tài sản được thế chấp (đã được chính quyền địa phương công chứng).
- Bản sao công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
- Biên bản giám định tài sản thế chấp
- Phiếu chi giải ngân
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Biên nhận việc trao quyền sở hữu của tài sản được thế chấp
- Khế ước nhận nợ
- Telex chuyển tiền
*Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà đại sứ quán sẽ yêu cầu đương đơn để số tiền chứng minh trong ngân hàng trong thời gian từ 0 tới 6 tháng trước khi xin visa du học Mỹ.
3. Nguồn gốc tích luỹ tài chính của số tiền du học:
Thông thường, nguồn gốc tích luỹ tài chính hợp pháp bao gồm 2 trường hợp sau:
- Đối với kinh doanh cá thể:
Giấy phép đăng ký kinh doanh/ giấy xác nhận kinh doanh của địa phương;
Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng;
Chứng từ giải trình thu nhập.
- Đối với công ty, doanh nghiệp:
Giấy phép đăng ký kinh doanh: tổ chức doanh nghiệp phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ tối thiểu 3 năm:
Hợp đồng giao dịch: Thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty (nộp khoản 10 hợp đồng, nếu có);
Hóa đơn, phiếu thu, giấp nộp tiền vào kho bạc nhà nước;
Chứng nhận đăng ký mã số thuế;
Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại;
Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân;
Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
>> 3 yếu tố quan trọng để du học sinh nhận được giấy báo nhập học vào các trường tại Mỹ
>> Nên và không nên làm gì khi xin học bổng du học Mỹ
>> 10 điều cần biết khi đi du học Mỹ sinh viên cần nhớ
Tất tần tật kinh nghiệm về chứng minh tài chính du học Mỹ Du học Mỹ