10 kinh nghiệm quý giá cho các ứng viên du học Mỹ
10 kinh nghiệm quý giá cho các ứng viên du học Mỹ, 34840, Hữu Lợi, Dịch vụ Việt Mỹ
, 14/11/2016 15:42:39Phỏng vấn visa du học Mỹ (hay còn được gọi Visa F1) từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh đối với sinh viên Châu Á nói chung, và sinh viên cũng như phụ huynh Việt Nam nói riêng. Trong quá trình tư vấn cho các bạn sinh viên đã từng có kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ, chúng tôi thấy nhiều bạn vẫn còn shock vì bị từ chối cấp visa F1 nhiều lần mà không hiểu lí do tại sao. ALT xin chia sẻ với các bạn 10 điểm lưu ý khi phỏng vấn visa F1 được đúc kết từ kinh nghiệm của rất nhiều sinh viên đã và đang du học ở Mỹ.
1. Chuẩn bị và luyện tập trả lời các câu hỏi
Trước tiên, bạn cần tâm niêm rằng nhân viên Đại Sứ Quán chỉ cấp visa cho bạn khi thấy bạn trung thực, tự tin. Họ muốn biết rõ về bản thân bạn, mục tiêu của bạn và những dự định của bạn trong thời gian ở Mỹ. Do đó bạn cần tự chuẩn bị trả lời một số câu hỏi đại loại như:
- Tại sao bạn chọn Mỹ mà không phải là Australia, New Zealand hay Europe?
- Tại sao bạn lại chọn trường Đại học này mà không phải những trường khác?
- Tại sao bạn không chờ học hết phổ thông/đại học ở Việt Nam rồi mới đi?
- Bạn muốn làm gì sau khi học xong Đại học/Thạc sĩ?
Từ đâu bạn có số tiền để thanh toán chi phí học tập của mình? (Bạn không cần đưa ra con số cụ thể trong tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ cần cho họ thấy bạn đang có trong tay tiền để chi trả cho năm thứ nhất và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo. Quan trọng nhất là thái độ tự tin của bạn. Đừng vội đưa ra giấy xác nhận của ngân hàng trừ khi được yêu cầu.
Bạn có ý định trở về Viêt Nam sau khi học xong không? (Hãy trả lời "Yes, I would" là đủ. Đừng kể lể chuyện công ty A đầu tư cho bạn và sẽ nhận bạn về làm việc vv... Cũng đừng cố gắng thuyết phục người phỏng vấn bạn.
Trả lời ngắn gọn, tự tin là đủ. Nên nhớ nhân viên lãnh sự quán có đủ kinh nghiệm và khả năng để đọc được bạn trong phút chốc.
Hãy lắng nghe các câu hỏi thật cẩn thận và suy nghĩ và giây trước khi trả lời. Đừng vội vã trả lời ngay khi được đưa ra câu hỏi. Nếu như bạn điềm tĩnh, bạn sẽ hiểu chính xác nội dung câu hỏi và từ đó có được câu trả lời phù hợp. Nếu không bạn sẽ đưa ra những câu trả lời sáo rỗng và không phù hợp với nội dung câu hỏi bạn nhận được. Và sau đây là 10 kinh nghiệm bạn cần lưu ý khi được mời phỏng vấn.
2. Đừng ngại vẻ lạnh lùng của nhân viên Đại sứ quán
Đừng tỏ vẻ lo lắng dù bạn có phỏng vấn ở Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự vì nơi bạn phỏng vấn không quan trọng. Quan trọng nhất là bạn trả lời các câu hỏi như thế nào. Các nhân viên lãnh sự quán có thể đã từ chối cấp visa cho vài người trước bạn nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi. Hãy tự hỏi bản thân rằng "Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?" Họ sẽ từ chối bạn là cùng. Trong khi bạn có thể nộp hồ sơ xin phỏng vấn lại.
Nếu như bạn tiếp tục bị từ chối, không sao cả. Bạn còn có nhiều cơ hội ở các quốc gia khác. Một khi việc bị từ chối visa không còn ám ảnh bạn, chẳng có gì khiến bạn phải lo lắng nữa, bạn từ đó sẽ bình tĩnh và tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. May mắn là yếu tố không thể loại trừ, nhưng nó chỉ là một trong số 100 yếu tố còn lại. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát 99% các yếu tố còn lại, vì vậy đừng làm hỏng chuyện chỉ vì tâm lí không tốt trước khi phỏng vấn.
3. Giữ bình tĩnh
Hãy giữ bình tĩnh. Làm sao một người có thể đưa ra câu trả lời chuẩn xác khi mang tâm lí sợ hãi hay lo lắng? Hãy loại bỏ nỗi sợ hãi hay lo lắng đi. Điều đó không có nghĩa bạn xem thường tầm quan trọng của buổi phỏng vấn. Tâm lí ngạo mạn, bất cần chỉ làm nhân viên Sứ Quán ác cảm và tìm lí do từ chối cấp visa cho bạn. Bạn đã được trường đại học chấp nhận, bạn thực su muốn đi học, bạn có đủ tài chính, vì vậy chẳng có lí do gì người ta lại từ chối bạn trừ khi bạn tự làm mọi thứ trở nên lộn xộn vì trả lời lắp bắp, dài dòng quá mức.
4. "Bạn có trở về Việt Nam không?"
Liệu nhân viên Đại Sứ có tin tưởng khi bạn nói rằng mình sẽ trở về Việt Nam? Câu trả lời là "Không".
Sự thực là bạn không có cách nào để chứng minh một cách tuyệt đối là mình sẽ trở về. Dù vậy, hãy trả lời một cách tự tin về kế hoạch du học của bạn khi được hỏi.
Nếu như một quốc gia có bài xích người nhập cư, người ta sẽ không tin tưởng vào lời nói của bạn dựa vào một vài phút phỏng vấn.
Tất cả chỉ là thủ tục hình thức để họ có một lí do để từ chối câp visa cho bạn. Nếu như thực sự muốn, họ hoàn toàn có thể trục xuất bạn ra khỏi nước Mỹ ngay khi bạn vừa tham dự lễ tốt nghiệp. Họ cũng sẽ không cho bạn cơ hội 12-24 tháng để tìm việc sau khi ra trường.
Về mặt lý thuyết, nước Mỹ cần du học sinh nhiều hơn du học sinh cần họ. Hãy thử nhìn sự việc từ một góc độ khác. Sau khi đào tạo một đội ngũ nhân tài, liệu họ có thực sự muốn bạn trở về nước làm việc và rồi trở thành
đối thủ cạnh tranh với nhân lực của họ trong tương lai?
Không. Chắc chắn là không. Nước Mỹ luôn tìm kiếm và thu hút tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Chính sách này được thực thi ngay từ vòng phỏng vấn visa du học. Ai có thể trở thành những công dân Mỹ ưu tú, và ai không thể? Làm sao họ có thể quyết định chính xác trong vòng vài giây? Đừng cố sức thuyết phục nhân viên Đại sứ. Nếu như họ đã quyết định cho bạn trượt visa, chẳng có lời giải thích nào có thể thuyết phục được họ.
5. Nhứng lí do từ chối cấp visa du học Mỹ phổ biến
Giờ đây bạn có thể hỏi những trường hợp nào nhân viên Đại sứ từ chối cấp visa.
Nhân viên Đại sứ dùng lí do này để loại bỏ những trường hợp họ cảm thấy không trung thực, những người hay nói dối, làm giả hồ sơ. Nhiều ứng viên du học bị từ chối chỉ vì nói lắp, bối rối do lo lắng, thiếu tự tin trong lúc phỏng vấn.
Nếu như bạn trả lời thiếu tự tin chỉ vì căng thẳng, nhân viên Đại sứ có thể thông cảm được phần nào. Nhưng điều đó chỉ trong một giới hạn tương đối. Có bạn thậm chí lo phải trả lời thế nào một khi nhân viên Đại sứ hỏi đến tên của mình! Bạn ấy lo là tên trên hồ sơ xin phỏng vấn hơi khác với tên được in trên hộ chiếu của mình. Có gì phải lo lắng khi người ta đọc tên mình là Hưng Đàm Vĩnh thay vì Đàm Vĩnh Hưng!
Lo lắng quá sẽ chẳng giúp bạn giải quyết được điều gì.
6. Đừng cố tỏ ra thông minh trong ba phút phỏng vấn ấy
Liệu bạn có thể thay đổi được điểm TOEFL, GMAT, hay học bạ của mình không?
Không.
Hãy hít thở thật sâu và là chính bạn. Hãy nhìn thẳng nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn và trả lời chứ đừng cố diễn giải ý của anh ta. Đừng bắt đầu nghĩ đến việc visa của bạn sẽ được chấp nhận hay từ chối lúc bắt đầu phỏng vấn. Nhân viên Đại sứ sẽ phân tích bạn, chứ không phải điều ngược lại. Hãy quên nghĩ đến chuyện kết quả và trả lời thật thoải mái.
7. Hãy trả lời thật rõ ràng và trực tiếp
Các bạn sinh viên nhân học bổng thạc sĩ, tiến sĩ thường có xu hướng đưa ra những câu trả lời mang tính hàn lâm và phức tạp.
Đừng trả lời lòng vòng.
Nếu như bạn được hỏi "tại sao lại chọn trường Đại học này?" đừng sa đà vào những câu trả lời với những cụm từ chuyên môn phức tạp. Nhân viên Đại sứ có thể tốt nghiệp ngành nghệ thuật, tâm lí học, khoa học chính trị.
Hãy trả lời bằng những thuật ngữ mà người phỏng vấn bạn có thể hiểu được.
8. "Bạn học trường nào?"
Nhân viên Đại sứ chẳng bận tâm về chuyện bạn sắp vào học những trường đại học ít danh tiếng, thậm chí là đại học cộng đồng.
Họ chỉ phỏng vấn bạn để biết tối thiểu bạn cũng hiểu tại sao mình lại chọn vào học trường như vậy. Chẳng bao giờ có chuyện bạn phải trả lời các câu hỏi phức tạp hơn chỉ vì bạn vào học một trường bình thường.
Cách tốt nhất là tìm hiểu một số thông tin liên quan tới khóa học mà bạn đã đăng ký.
9. "Ai là người làm hồ sơ xin visa cho bạn?"
Nếu như được hỏi có phải công ty tư vấn du học điền đơn xin visa (DS160) cho bạn không, đơn giản hãy trả lời không. Đừng cố đưa ra bằng chứng thuyết phục nhân viên phỏng vấn bạn. Nhiều bạn hoang mang với tin đồn rằng bạn cần nhớ địa chỉ IP của mình để khi cần đưa ra cho nhân viên Đại sứ kiểm tra máy tính bạn đã dùng để nộp đơn xin visa (DS160).
Ai mà nhớ nằm lòng được địa chỉ IP kia chứ?
Đó không phài một phần của nội dung buổi phỏng vấn. Nếu có thì chỉ làm xuất hiện những tình huống "khó đỡ" khác cho bạn mà thôi.
Nếu như nhân viên Đại sứ lặp lại câu hỏi trên, bạn có thể nói rằng bạn không có gì để giấu diếm và họ có thể hỏi bạn bất kì câu hỏi nào liên quan đến đơn xin visa DS160
10. Lấy số buồng phỏng vấn
Bạn không cần lo lắng về số buồng hay nhân viên Đại sứ nào đó phỏng vấn bạn. Ngay khi bạn bước đến cửa sổ buồng phỏng vấn, chẳng ai quyết định cấp hay từ chối visa ngay khi vừa nhìn thấy bạn. Dù vậy, ấn tượng ban đầu bạn mang lại cho nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn bao giờ cũng rất quan trọng. Vì vậy hãy nhìn thẳng một cách tự tin. Cách bạn bước tới buồng phỏng vấn và chào người đối diện sẽ quyết định ấn tượng ban đầu.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn visa Mỹ
10 kinh nghiệm quý giá cho các ứng viên du học Mỹ Du học Mỹ