>> Thủ tục xin visa du lịch Mỹ
>> 8 dấu hiệu cơ thể cần lưu ý nếu không muốn bị nghi nói dối khi phỏng vấn Visa Mỹ
Nói về tài khoản mạng xã hội, đây được xem là một thông tin khá riêng tư với nhiều người, nhiều câu hỏi được đặt ra và cần lời giải đáp.
Mình không dùng bất kỳ mạng xã hội nào thì sao?
"Về nguyên tắc, không sao cả và đỡ phải khai báo; nhưng xét mặt khác, liệu nhân viên lãnh sự có tin không hay họ nghĩ bạn đang giấu điều gì đó khi số lượng người tham gia mạng xã hội ở VN rất cao trong khi tuổi tác của bạn còn trẻ chẳng hạn,..." - bình luận từ MNT
"Thì bạn khai báo không dùng mạng xã hội, nhưng nếu họ phát hiện bạn gian dối thì hậu quả lớn đấy!" - góp ý từ Hưng Lê
Họ biết lịch sử dùng mạng xã hội của cá nhân người khác, vậy có quá soi mói đời tư của người dân nước khác không?
"Dù sao thì các mạng xã hội hiện này đã nắm rõ thông tin của bạn rồi, việc tốt không có gì sợ, bây giờ đăng ký hoặc làm gì thông tin đều nắm rõ, vậy bạn mới giao dịch được..." - chia sẻ từ duynhat743
"Mình chẳng thấy có gì đáng gọi là soi mói đời tư. Họ yêu cầu cung cấp thông tin vì lý do an ninh, thế thôi. Nếu bạn đi xin việc mà HR yêu cầu bạn phải cung cấp những thông tin như thế thì bạn có bảo họ là đừng "soi mói đời tư" không?" - ý kiến từ TTruong
An Hồng từ VnExpress có bài thông tin "Người xin visa Mỹ phải khai lịch sử dùng mạng xã hội 5 năm"
Quan chức lãnh sự Mỹ sẽ yêu cầu người xin visa Mỹ cung cấp tên tài khoản mạng xã hội cùng lịch sử hoạt động trong 5 năm.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ phê duyệt quy định mới, theo đó, người xin thị thực vào Mỹ phải khai tài khoản mạng xã hội trên Facebook, Twitter hoặc Instagram đồng thời phải cung cấp địa chỉ email, số điện thoại và sơ yếu lý lịch trong vòng 5 năm trở lại, tính từ thời điểm nộp đơn xin cấp visa, ABC News đưa tin ngày 29/3.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới 14,71 triệu người xin thị thực vào Mỹ, bao gồm sinh viên, khách du lịch và người tới Mỹ vì mục đích công việc.
Tháng 5/2017, lần đầu tiên, người xin visa phải khai tài khoản mạng xã hội trong mẫu đơn mới, sau khi Tổng thống Trump cho phép quan chức lãnh sự Mỹ có thể yêu cầu người nộp đơn cung cấp thêm thông tin nếu cảm thấy nghi ngờ.
Kể từ ngày 30/3, công chúng có 60 ngày để phản biện về quy định này. Nếu không có thay đổi gì, đề xuất sẽ chính thức có hiệu lực.
Đây có phải là lần đầu Mỹ áp dụng hình thức xác minh "lý lịch mạng xã hội" này không?
Đây không phải lần đầu Mỹ áp dụng hình thức xác minh danh tính này. Trước đây vào tháng 12/2016, nước này cũng yêu cầu người dân từ 38 quốc gia phải khai báo tài khoản Instagram của họ nếu muốn miễn thị thực. Điều này từng vấp phải sự phản đối từ Hiệp hội các Quyền tự do Mỹ.
Trước đây Mỹ cũng áp dụng hình thức yêu cầu tài khoản mạng xã hội này cho công dân từ 38 quốc gia miễn thị thực. Ảnh: Pentapixel
Danh sách mạng xã hội sẽ liên tục cập nhật theo từng thời điểm. Ngoài ra còn co một phần để người dùng nhập những mạng xã hội không có trong mẫu đăng ký.
Chính sách này có áp dụng cho đương đơn xin visa du lịch, du học sinh hay không?
Theo CNN, quy định mới sẽ áp dụng cho hầu hết các đương đơn xin thị thực định cư, khoảng 710.000 người/năm, và không định cư, khoảng 14 triệu người/ năm, kể cả đương đơn xin visa du lịch Mỹ cho tour du lịch nước ngoài của mình, visa công tác Mỹ cho đến xin visa du học Mỹ.
Quy định nêu rõ chỉ những đương đơn xin thị thực ngoại giao và công vụ mới có thể được miễn trừ các yêu cầu này.
Vậy, các cán bộ cơ quan ngoại giao, họ sẽ kiểm tra những gì trong "lý lịch mạng xã hội" của bạn?
Dựa trên các dữ liệu về lịch sử sử dụng truyền thông xã hội, email và số điện thoại chỉ được kiểm tra khi đương đơn xin thị thực bị nghi ngờ, chẳng hạn như những người đã đến các khu vực do các tổ chức khủng bố kiểm soát.
Trong thế giới phẳng ngày nay, mạng xã hội trở thành một kênh thông tin đa chiều, nơi có thể tiếp cận, liên kết toàn cầu nhanh chóng nhất!
Câu hỏi được đặt ra lúc này là: Nối tiếp Mỹ, loạt nước nào sẽ áp dụng chính sách này tiếp theo?