Dịch vụ Việt Mỹ

Đại sứ Mỹ nhiệm kỳ mới có trở thành 'đại sứ kinh doanh'?

Hiện nay sản phẩm của Mỹ, hàng Mỹ là một trong những "cơn sóng” hiện nay bởi chất lượng từ những sản phẩm Mỹ đều đem đến sự an toàn, tin cậy nhờ quá trình kiểm duyệt chặc chẽ, loại bỏ những sản phẩm độc, gây hại cho người tiêu dùng.

Giáo sư Soren Kirchner, người được cho là một trong những ứng viên cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam nhiệm kỳ mới vừa bày tỏ quan điểm của mình về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Mỹ trong bối cảnh mới.

Giáo sư Soren: Tôi không biết làm sao mà thông tin này rò rỉ ra ngoài được, với lại tôi nghĩ là tôi không thích hợp để nói về chuyện này.

Tôi nghĩ đại sứ tiếp theo nên là một "Đại sứ kinh doanh" để tăng cường phát triển hợp tác kinh tế - thương mại và đó nên là một doanh nhân hơn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Người ấy cần phải am hiểu về thị trường Việt Nam, cần phải làm sao để khiến cho việc kinh doanh với Mỹ trở nên dễ dàng hơn, và phải dành khoảng 50% thời gian cho cộng đồng doanh nhân để thúc đẩy thương mại và đầu tư với Mỹ.  Do đó tôi nghĩ là nên chọn một “đại sứ kinh doanh” thì hơn.

Tôi nghĩ chỉ đơn giản như 3 ý dưới đây thôi.

Thứ nhất, trong vòng 3 năm tới, tăng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam lên thêm 20 tỷ USD/năm và tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ lên thêm 20 tỷ USD. Thế này thì mỗi năm cả Mỹ và Việt Nam đều được lợi thêm 20 tỷ. Hiện tại Mỹ chỉ xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 6 tỷ USD và Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trên 40 tỷ USD, vì thế tôi thấy mỗi bên nên tăng cường xuất khẩu thêm 20 tỷ USD trong thời gian ba năm bổ nhiệm này.

Thứ hai là cần làm cho quá trình di cư đến Mỹ trở nên minh bạch hơn trước. Dù sao thì chúng ta cũng đang tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư và sinh viên giàu có, chi tiêu tiền và nghiên cứu để giúp tạo ra các việc làm từ Mỹ. Ngày nay việc nhập cư là một việc khó khăn và khó đoán giống như chơi sổ xố vậy. Việc này tạo ra rất nhiều việc làm cho các đại lý và nhân viên tư vấn về giáo dục nhưng có vẻ như là mọi người không biết cách xin thị thực sinh viên hoặc thị thực nhà đầu tư như thế nào.

Thế nên tôi nghĩ nên đưa ra một ý tưởng hay kiểu như tạo ra vòng "sơ tuyển" cho phép người dân được sàng lọc trước để được nhập cư, ví dụ như một người có thể được xác định trước xem có đủ điều kiện để được thế chấp tại Mỹ chẳng hạn. Nếu bạn giàu có, hấp dẫn và muốn đầu tư, nghiên cứu tại Mỹ thì chúng tôi đang tìm kiếm bạn đó!

Thứ ba, Mỹ và Việt Nam có những điểm tương đồng văn hoá khá lớn về nhiều mặt. Tôi đề xuất là nên khôi phục lại các chương trình hợp tác về văn hóa, nghệ thuật trên khắp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời mời các doanh nghiệp tài trợ cho các chương trình này. Cũng tương tự như rất nhiều lễ hội âm nhạc hàng tháng của Mỹ, có cả bánh táo, hotdogs với BBQ Mỹ!

Soren: Vấn đề không nằm ở rào cản pháp lý mà nằm ở rào cản về kiến thức. Thường thì mọi người không biết cách mua hàng Mỹ trực tiếp do thiếu vốn tiếng Anh, thiếu sự tự tin hoặc khả năng thức và làm việc vào ban đêm - khi mà hầu hết người Mỹ đều mua bán vào giờ này, tại họ ở bên kia của thế giới mà. Tôi nghĩ rằng Đại sứ quán cần năng động hơn và chỉ cho người Việt Nam biết cách mua hàng từ Mỹ. Điều này sẽ giúp cho việc xuất khẩu từ Mỹ tăng thêm rất nhiều.

Nhiều người Việt Nam thích kiếm tiền bằng cách đầu cơ để nhận FDI, FII, và ODA. Có quá ít người sẵn sàng đầu tư và chờ đợi thu hồi lợi nhuận, vì vậy FDI và FII là những cơ hội hiển nhiên đầu tiên.

Cơ hội ít rủi ro tiếp theo là nhập khẩu từ Mỹ bởi vì tất cả các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ. Thế nên điều quan trọng nhất là làm sao tìm ra các sản phẩm công nghệ mới cũng như các sản phẩm hàng tiêu dùng mới để đưa vào bán và kiếm tiền nhanh mà không cần đầu tư nhiều.

Thực sự thì việc mua hàng từ Mỹ dễ hơn rất nhiều so với việc bán hàng sang Mỹ, vì Mỹ đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn nhập khẩu để bảo vệ công dân của mình khỏi các sản phẩm độc hại.

Ngoài ra, nếu muốn xuất khẩu và kiểm soát thương hiệu lẫn kênh phân phối của riêng bạn thì cần phải đầu tư ra nước ngoài có được giấy phép thích hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nhưng tôi cho rằng Việt Nam có thể tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu sang Mỹ bằng cách đầu tư hạ nguồn và kiểm soát các kênh phân phối ở Mỹ, đồng thời sở hữu thương hiệu và nhãn hiệu của các sản phẩm Việt Nam bán tại Mỹ. Cái này đòi hỏi cần có nhiều vốn, thời gian cũng như kiến thức hơn.  Chắc phải mất tầm 5-12 năm mới hoàn vốn lại được, mà tôi thì biết rất nhiều người Việt Nam không kiên nhẫn chờ nổi tới lúc hoàn vốn.

>> Nguồn từ: http://vietnamfinance. vn/dien-dan-vnf/ky-vong-dai-su-my-nhiem-ky-moi-se-la-mot-dai-su-kinh-doanh-2017041009231865.htm